Lời Chúa: Mt 15, 1-6
Bấy giờ có mấy người Pharisêu và mấy kinh sư từ Giêrusalem đến gặp Ðức Giêsu và nói rằng: “Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa?” Người trả lời: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: ‘Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy, không phải thờ cha kính mẹ nữa’. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa.”
SUY NIỆM
Truyền thống Việt Nam rất coi trọng chữ “Hiếu”, nó nhắc nhở cái đạo làm con. Đó là căn bản của đạo đức gia đình, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, khi nhắc đến chữ hiếu người ta còn nhắc đến chín điều mà các đấng sinh thành đã gánh chịu vì con cái: sinh con ra, cho con bú mốm, nuôi con khôn lớn, dạy dỗ, trông nom, săn sóc, bảo vệ, nâng đỡ, và che chở cho con. Đó là công ơn của các đấng sinh thành.
Chính vì lẽ đó, vào những ngày Tết trong các gia đình Việt Nam, con cái cố gắng quy tụ về nhà để tết ông bà cha mẹ. Nếu ông bà cha mẹ không còn, thì cũng về để thắp nén hương cầu nguyện cho họ.
Còn đối với người Kitô hữu, việc thảo hiếu với các đấng sinh thành không chỉ là bổn phận tự nhiên, nhưng còn là đòi hỏi của Chúa. Trong mười điều răn, chúng ta thấy ngay sau ba giới răn nói về bổn phận của con người đối với Chúa, thì giới răn “Thảo kính cha mẹ” được đặt đầu tiên trong các giới răn nói về mối tương quan con người với nhau. Điều đó cho thấy việc hiếu thảo là bổn phận hàng đầu của mỗi người Kitô hữu trong bổn phận yêu người.
Qua đoạn Tin Mừng này, chúng ta nghe Chúa Giêsu lặp lại giới răn này và khẳng định đó chính là ý muốn từ ban đầu của Thiên Chúa và con người không có quyền thay đổi. Chúng ta phải “thờ kính cha mẹ, nếu người nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử” (Mt 15,4).
Còn thánh Phaolô thì dạy cho chúng ta biết rằng, phải “tôn kính cha mẹ, để chúng ta được hạnh phúc và trường thọ” (Ep 6,2).
Nếu như truyền thống Việt Nam coi rằng, ai tôn kính cha mẹ, người đó được hưởng công đức cha mẹ mình để lại, rồi cho con cháu, thì Thánh Kinh xác định: “Ai tôn thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ” (Hc 3,3-5).
Như vậy nếu trong ngày Tết chúng ta thường chúc nhau: Phúc, Lộc, Thọ, thì ai thờ cha kính mẹ, sẽ được hưởng cả ba điều cầu chúc đó.
Không những thế, điều quan trong là “Ai vâng lời cha mẹ trong mọi sự sẽ làm đẹp lòng Chúa” (Cl 3,20). Bởi vì, “Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con” (Hc 3,2); Đồng thời, khi thảo kính cha mẹ thì lời cầu nguyện của người con sẽ được nhận lời.
Chúng ta hãy tôn kính các ngài bằng chính tấm lòng quí trọng và chân thành của mình. Đừng thể hiện hành vi báo hiếu chỉ vì lợi danh hay vì ý định cá nhân nào đó. Nhưng làm với tinh thần vượt lên trên bổn phận, vì bổn phận thì chỉ dừng lại là báo đáp, là công bằng. Mà báo hiếu không phải là sự vay sự trả, nhưng đó là sự đáp trả của tình yêu.
Hãy thể hiện sự hiếu thảo, lòng tôn kính của mình bằng việc quan tâm, lo lắng và săn sóc cha mẹ trong mọi hoàn cảnh. Nghĩa là không chỉ hiện diện với cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ trong lúc cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc, mạnh khỏe, mà còn cả trong lúc ốm đau, bệnh tật. Chắc hẳn rằng,lòng hiếu nghĩa của chúng ta đối với cha mẹ sẽ không bao giờ bị quên, nhưng điều đó sẽ đền bù tội lỗi cho chúng ta.
Hôm nay chúng ta hân hoan đón mừng xuân mới trong niềm vui, niềm hân hoan, đó cũng là nhờ công lao của ông bà tổ tiên chúng ta để lại. Hãy cùng nhau xin dâng một nén hương lòng, một lời cầu nguyện cho ông bà cha mẹ chúng ta. Amen.
Chính vì lẽ đó, vào những ngày Tết trong các gia đình Việt Nam, con cái cố gắng quy tụ về nhà để tết ông bà cha mẹ. Nếu ông bà cha mẹ không còn, thì cũng về để thắp nén hương cầu nguyện cho họ.
Còn đối với người Kitô hữu, việc thảo hiếu với các đấng sinh thành không chỉ là bổn phận tự nhiên, nhưng còn là đòi hỏi của Chúa. Trong mười điều răn, chúng ta thấy ngay sau ba giới răn nói về bổn phận của con người đối với Chúa, thì giới răn “Thảo kính cha mẹ” được đặt đầu tiên trong các giới răn nói về mối tương quan con người với nhau. Điều đó cho thấy việc hiếu thảo là bổn phận hàng đầu của mỗi người Kitô hữu trong bổn phận yêu người.
Qua đoạn Tin Mừng này, chúng ta nghe Chúa Giêsu lặp lại giới răn này và khẳng định đó chính là ý muốn từ ban đầu của Thiên Chúa và con người không có quyền thay đổi. Chúng ta phải “thờ kính cha mẹ, nếu người nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử” (Mt 15,4).
Còn thánh Phaolô thì dạy cho chúng ta biết rằng, phải “tôn kính cha mẹ, để chúng ta được hạnh phúc và trường thọ” (Ep 6,2).
Nếu như truyền thống Việt Nam coi rằng, ai tôn kính cha mẹ, người đó được hưởng công đức cha mẹ mình để lại, rồi cho con cháu, thì Thánh Kinh xác định: “Ai tôn thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ” (Hc 3,3-5).
Như vậy nếu trong ngày Tết chúng ta thường chúc nhau: Phúc, Lộc, Thọ, thì ai thờ cha kính mẹ, sẽ được hưởng cả ba điều cầu chúc đó.
Không những thế, điều quan trong là “Ai vâng lời cha mẹ trong mọi sự sẽ làm đẹp lòng Chúa” (Cl 3,20). Bởi vì, “Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con” (Hc 3,2); Đồng thời, khi thảo kính cha mẹ thì lời cầu nguyện của người con sẽ được nhận lời.
Chúng ta hãy tôn kính các ngài bằng chính tấm lòng quí trọng và chân thành của mình. Đừng thể hiện hành vi báo hiếu chỉ vì lợi danh hay vì ý định cá nhân nào đó. Nhưng làm với tinh thần vượt lên trên bổn phận, vì bổn phận thì chỉ dừng lại là báo đáp, là công bằng. Mà báo hiếu không phải là sự vay sự trả, nhưng đó là sự đáp trả của tình yêu.
Hãy thể hiện sự hiếu thảo, lòng tôn kính của mình bằng việc quan tâm, lo lắng và săn sóc cha mẹ trong mọi hoàn cảnh. Nghĩa là không chỉ hiện diện với cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ trong lúc cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc, mạnh khỏe, mà còn cả trong lúc ốm đau, bệnh tật. Chắc hẳn rằng,lòng hiếu nghĩa của chúng ta đối với cha mẹ sẽ không bao giờ bị quên, nhưng điều đó sẽ đền bù tội lỗi cho chúng ta.
Hôm nay chúng ta hân hoan đón mừng xuân mới trong niềm vui, niềm hân hoan, đó cũng là nhờ công lao của ông bà tổ tiên chúng ta để lại. Hãy cùng nhau xin dâng một nén hương lòng, một lời cầu nguyện cho ông bà cha mẹ chúng ta. Amen.
ĐẠO LÀM NGƯỜI
“Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ.” (Mc 15,4)
Suy niệm: “Công cha như núi Thái Sơn; nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Kính nhớ ông bà tổ tiên là một “đạo làm người,” nhằm biết ơn các đấng sinh thành dưỡng dục. Đối với Ki-tô giáo, bổn phận này được Thiên Chúa thiết định cách rõ ràng trong Thập Giới và được đặt ngay sau các bổn phận đối với Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc của mọi sinh thành và là nền tảng của mọi giáo dưỡng. Theo tác giả cuốn Giu-se, Ma-ri-a, Giê-su, Chúa Giê-su là gương mẫu của mọi người con, vì Ngài “ngày càng thêm khôn ngoan” nhận ra công ơn cha mẹ. Tác giả cho rằng, ngay cả những lời nguyện cầu dâng lên Chúa Cha, Chúa Giê-su nói bằng cung giọng của thánh Giu-se; nụ cười Ngài dành cho các trẻ nhỏ cũng lặp lại nụ cười của Mẹ Ma-ri-a. Vì thế, “khôn ngoan” là nhận ra công ơn và hiếu thảo với các đấng sinh thành. Nếu ông bà tổ tiên mà chúng ta không yêu thương kính nhớ, thì làm sao chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa mà chúng ta không trông thấy (x. 1 Ga 4,20)?
Mời Bạn: Điều đẹp lòng Thiên Chúa và vừa ý ông bà cha mẹ là thấy con cái hiếu thảo và sống yêu thương. Bạn làm gì để tỏ lòng hiếu thảo trong ngày này?
Chia sẻ: Trong môi trường sống hiện nay, điều gì khiến chúng ta dễ lỗi đạo “thờ cha kính mẹ”?
Sống Lời Chúa: Nhắc nhở nhau dành thì giờ sum vầy bên ông bà, cha mẹ, để tỏ lòng biết ơn và thắp nén hương cầu nguyện cho những vị đã khuất.
Cầu nguyện: Xin cảm tạ Chúa đã cho chúng con có ông bà cha mẹ. Xin cho chúng con sống với các ngài hết tình con thảo và hết lòng yêu thương nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét